VẬT LÝ TRỊ LIỆU LOÉT DO TÌ ĐÈ
Chuyển đến:
• Loét do tì đè (Loét do đè ép) là gì?
• Dấu hiệu và triệu chứng của loét do tì đè
• Loét do tì đè được chẩn đoán như thế nào?
• Vật lý trị liệu có thể giúp đỡ bệnh nhân loét do tì đè?
• Chấn thương hoặc tình trạng này có thể được ngăn chặn?
• Vật lý trị liệu tại nhà?
Loét do tì đè, hay do đè ép. Là những chấn thương da xảy ra ở khoảng 40.000 người mỗi năm. Thông thường, loét do tì đè xảy ra khi bệnh nhân bất động trong một thời gian dài. Và không thể thay đổi tư thế của họ tại giường hoặc ghế.
Những người mắc chứng mất trí nhớ, mất nhận thức, mất cảm giác. Có thời gian dài nằm trên giường, hoặc ghế cũng có nguy cơ cao bị loét. Vì họ không nhận ra rằng mình cần thay đổi vị thế trên giường thường xuyên.
Loét do tì đè là gì?
Loét do tì đè là do áp lực từ trọng lượng cơ thể tì đè xuống giường hay mặt phẳng nâng đỡ. Làm ngăn chặn dòng chảy từ các mạch máu đến da.
Các nguy cơ gồm:
• Khi quá nhiều vùng tì đè tác động lên cùng một vùng da quá lâu. Chẳng hạn như khi nằm ngửa, nghiêng, ngồi cùng một vị trí trong thời gian dài.
• Khi có mang nẹp, bị bó bột chật hẹp trong thời gian dài. Thường gặp ở người bị gãy xương hay các vấn đề về chỉnh hình.
Loét do tì đè có thể xảy ra:
• Trẻ sơ sinh trong lồng ấp khi đang hồi sức với các đường ống.
• Những người bị chấn thương tủy sống đã mất cảm giác. Và không cảm thấy cảm giác khó chịu khi ngồi cùng một vị trí lâu dài. Và do đó không nhận ra rằng da của họ đang bị ảnh hưởng.
• Những người bị buộc phải nằm trên giường. Và những người không thể thay đổi vị trí của họ trên giường.
Những vùng dễ bị loét.
Mặc dù loét do đè ép có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể. Nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra ở vùng nhô ra của xương. Đặc biệt là vùng:
• Xương cùng, cụt của những người nằm hay ngồi.
• Gai xương vai.
• Xương chẩm.
• Mỏm khuỷu.
• Lồi cầu cánh tay.
• Lồi cầu đùi.
• Mắc cá.
• Gót chân.
Loét do đè ép có thể là kết quả của chấn thương ma sát với da. Khi một người bị kéo ngang qua một bề mặt. Chẳng hạn như bị kéo trượt tại giường để xê dịch lên trên, xuống dưới. Hoặc kéo ra khỏi xe lăn.
Da cũng có thể bị tổn thương do tiếp xúc kéo dài với băng, nước tiểu và phân. Hoặc nó có thể bị tổn thương do tháo băng. Mặc dù những vết thương này có thể trông giống như loét do tì đè. Nhưng chúng thường không phải.
Tuy nhiên, loại vết thương này có nhiều khả năng trở thành loét do tì đè. Nếu da tiếp xúc với quá nhiều. Hoặc quá ít độ ẩm. Cọ sát hoặc nhiệt độ quá mát hoặc quá ấm.
Dấu hiệu và triệu chứng của loét do tì đè.
Nhiều người bị loét do đè ép không biết rằng họ có một vết loét. Loét do tì đè trước tiên có thể được nhìn thấy bởi một thành viên gia đình. Một người chăm sóc. Hoặc từ Vật Lý Trị Liệu.
Vết loét có thể được phát hiện khi tắm. Hoặc mặc quần áo ở những người bị bất động.
Một mùi hôi. Hoặc sự hiện diện của chất dịch sền sệt màu vàng, nâu hoặc xám trên giường hoặc quần áo. Có thể có vết dơ và bắt nguồn từ một vết hở trên da.
Mặc dù loét do đè ép có thể rất đau đớn. Nhưng người bị loét có thể không nhận thấy bất kỳ đau đớn. Hoặc có thể bị đau nhưng không thể giãi bày với người nhà.
Mặt khác, có thể có nhiều mô chết như mô cơ. Nhưng da có thể trông không bị thương chút nào. Đây là lý do tại sao một vết loét lớn dường như xuất hiện nhanh chóng "từ hư không" trong vòng vài ngày.
Cơ và các mô khác gần xương có thể bị tổn thương. Hình thành tì đè trước khi da bị vỡ thành vết thương hở. Để lộ một vết thương lớn sâu đến xương. Kiểm tra thăm khám chi tiết bởi bác sỹ là cần thiết.
Dựa trên kiểm tra, trong một số trường hợp. Bác sỹ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc kê đơn thuốc kháng sinh.
Loét do tì đè được chẩn đoán như thế nào?
Bác sỹ vật lý trị liệu sẽ tiến hành đánh giá đầy đủ. Bao gồm cả việc điều trị loét do tì đè dựa trên một hệ thống. Được phát triển bởi Hội đồng tư vấn loét do tì đè quốc gia (NPUAP):
Loét giai đoạn I.
• Đỏ da kéo dài do ở cùng một vị trí quá lâu. Ở vùng da sẫm màu, da có thể trông có màu tím. Da có thể cảm thấy nóng hơn khi chạm vào so với da xung quanh.
Loét giai đoạn II.
• Vết thương nông chỉ đi một phần vào da, thường do ma sát.
Loét giai đoạn III.
• Một vết thương sâu hơn đi qua tất cả các lớp của da. Bao gồm cả mô mỡ dưới da.
Loét giai đoạn IV.
• Một vết thương sâu hơn chỉ là da, xuống cơ, gân, dây chằng hoặc xương. Nó thậm chí có thể làm lộ ra các dây thần kinh và mạch máu.
Các cơ sở khác để chẩn đoán.
Các giai đoạn này chưa là cơ sở để đánh giá mức độ loét nghiêm trọng như thế nào. Và vết loét không phải luôn luôn tiến triển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
Một số bệnh nhân có vết loét giống ở giai đoạn I có thể là một kích ứng nhỏ của da. Hoặc có thể che giấu một khối lớn các mô bị thương bên dưới da.
Nếu có những vết phồng rộp. Hoặc những vùng màu tím hoặc màu nâu. Có mùi hôi thối trông giống như là da không bị thương. Điều đó có thể có nghĩa là các mô bên dưới lớp da trông không bị thương đã chết. Và tiếp tục hoại tử.
Vật Lý Trị Liệu có thể hỗ trợ gì cho bệnh nhân loét do tì đè?
Dựa trên kết quả đánh giá của Vật Lý Trị Liệu. Bao gồm xem xét lịch sử y tế và kiểm tra vết thương. Nhà trị liệu sẽ chọn phương pháp điều trị. Có thể bao gồm:
• Đào tạo người chăm sóc.
• Tăng cường tập thể dục.
• Chăm sóc vết thương.
• Cải thiện chỗ ngồi hoặc giường.
• Và phối hợp với các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe khác.
Huấn luyện Gia đình và Người chăm sóc trong thay đổi tư thế thường xuyên.
Bởi vì loét do tì đè thường là kết quả của sự tiếp xúc kéo dài của cơ thể với giường hoặc ghế. Việc xoay trở hoặc di chuyển người qua lại giữa giường và ghế là cần thiết. Để giúp vết loét do tì đè lành lại.
Vật Lý Trị Liệu hướng dẫn:
• Cách xoay trở.
• Di chuyển từ giường sang ghế.
• Sang xe lăn.
• Sang bồn cầu nhà vệ sinh.
• Cách trồi lên.
• Tụt xuống…
Một cách an toàn mà không bị ma sát. Ngoài ra, Vật Lý Trị Liệu còn hỗ trợ các triệu chứng khác nếu có của bệnh nhân.
Cải thiện sức mạnh cơ.
Trong nhiều trường hợp. Loét do đè ép là kết quả của việc BN quá yếu để thay đổi vị trí của chính họ. Bác sỹ vật lý trị liệu sẽ phát triển một chương trình tập thể dục. Để người bị loét do đè ép có thể giúp tự thực hiện tự xoay trở và chuyển đổi các vị thế. Trong một số trường hợp, một người bị loét có thể lấy lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.
Cải thiện bề mặt ngồi và nằm.
Bề mặt nâng đỡ mà một người nằm hoặc ngồi có thể góp phần gây loét. Bác sỹ vật lý trị liệu sẽ kiểm tra các loại bề mặt đang được sử dụng. Và, nếu cần, sẽ đưa ra khuyến nghị cho một bề mặt khác.
Các bề mặt nâng đỡ được đề xuất có thể bao gồm giường, nệm hoặc đệm chuyên dụng. Được làm bằng vật liệu làm giảm tì đè lên các bộ phận dễ bị tổn thương của cơ thể. Tuy nhiên, việc xoay trở là chỉ định quan trọng. Dù được nằm ở mặt phẳng tốt và êm ái thế nào thì da cũng đang bị tì đè. Nếu chủ quan thì bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện loét như thường.
Phòng ngừa loét do tì đè?
Nếu không có thay đổi nào đối với việc chăm sóc. Thì các vết loét khác có khả năng phát triển ở cùng hoặc một nơi khác trên cơ thể. Để giúp giảm nguy cơ hình thành loét mới. VLTL huấn luyện những người chăm sóc xoay trở thường xuyên. Cách dịch chuyển và chọn bề mặt nâng đỡ phù hợp.
Nhưng cách tốt nhất để ngăn ngừa loét do đè ép mới là tăng khả năng dịch chuyển. Mặc dù khả năng di chuyển độc lập không phải lúc nào cũng có thể. Nhưng nhiều người bị loét do tì đè có thể học cách xoay trở tại giường. Hoặc trên ghế để giảm thiểu rủi ro.
Đọc thêm.
Các bài viết sau đây cung cấp một số bằng chứng khoa học tốt nhất. Nhằm hỗ trợ điều trị loét do tì đè.
Giai đoạn của loét. Xem bài viết.
Loét do tì đè. Xem bài viết.
Bình luận
Bài viết liên quan
- VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ BỆNH BÉO PHÌ
- NGUY CƠ HÌNH THÀNH CỤC MÁU ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN GÚT TRẺ TUỔI
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) TẠI NHÀ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU SUY GIẢM VẬN ĐỘNG BỆNH LÝ HIV & AIDS
- 5 LOẠI VIÊM KHỚP PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU VIÊM TÚI HOẠT DỊCH KHỚP VAI
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ - LỢI ÍCH LỚN CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
- CÁC BÀI TẬP THỞ HỮU HIỆU CHO BỆNH NHÂN COPD
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH BLOUNT
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ALZHEIMER
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHÙ BẠCH HUYẾT