ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP GỐI MÃN TÍNH

Viêm khớp gối mãn tính  là một rối loạn viêm khớp gối phổ biến, thường gây ra những cơn đau đớn khó chịu trong thời gian dài ở người bệnh. Viêm khớp gối mạn tính có nhiều nguyên nhân.

Thoái hóa khớp gối

  • Mô tả : Thoái hóa khớp gối (OA) là do thoái hóa sụn ở khớp gối. Ở mức độ tiến triển của bệnh, sụn chêm cũng sẽ bị bào mòn hoàn toàn, và xương đùi sẽ cọ sát vào xương chày, gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Triệu chứng : Thoái hóa khớp gối gây ra đau khớp gối mãn tính, và thường tăng triệu chứng đau khi hoạt động.
  • Điều trị : Điều trị nhằm mục đích kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc chống viêm, không kê đơn hoặc theo toa có thể hữu ích. Hyaluronic acid , một loại gel bôi trơn, thường được tiêm vào khớp gối trong vòng 3-6 tuần, có thể giúp giảm đau đáng kể trong một năm hoặc hơn. Viêm khớp nặng có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau gây nghiện hoặc thay khớp gối một phần hoặc thay khớp gối hoàn toàn. Ngoài ra, tập vật lý trị liệu được nghiên cứu là có lợi trong kiểm soát đau khớp và chức năng khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp khớp gối

  • Mô tả : Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh mô liên kết hỗn hợp của toàn cơ thể (bệnh tự miễn) ảnh hưởng đến nhiều khớp, khớp gối là khớp bị ảnh hưởng phổ biến. 
  • Triệu chứng : Ngoài đau khớp gối, viêm khớp dạng thấp có thể tạo ra cứng khớp buổi sáng và đau ở các khớp khác.
  • Điều trị : Điều trị bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc theo toa (như Rheumatrex ) nhằm mục đích làm chậm tiến trình bệnh. Một số phương pháp Vật lý trị liệu có thể kiểm soát cơn đau và duy trì chức năng khớp gối một cách hữu hiệu.

Viêm khớp tinh thể (bệnh gút và hội chứng bệnh gút giả - pseudogout)

  • Mô tả : Những dạng viêm khớp đau đớn nghiêm trọng này là do các tinh thể sắc nhọn tích tụ ở khớp gối và các khớp khác. Những tinh thể này có thể hình thành do các khiếm khuyết trong việc hấp thụ hoặc chuyển hóa các chất như axit uric (tạo ra bệnh gút ) và canxi pyrophosphate ( tạo bệnh gút giả - pseudogout).
  • Điều trị : Điều trị nhằm mục đích kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc chống viêm và hỗ trợ quá trình chuyển hóa các hóa chất khác nhau có thể dẫn đến hình thành tinh thể. Vận động thường xuyên cũng giúp ích cho bệnh nhân, nếu cần có thể tham vấn bác sỹ Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng để hỗ trợ.

Viêm túi hoạt dịch khớp gối

  • Mô tả : Do hậu quả của chấn thương, nhiễm trùng hoặc lắng đọng tinh thể, các túi hoạt dịch của khớp gối có thể bị viêm.
  • Triệu chứng : Chấn thương cấp tính hoặc mãn tính gây ra đau khớp và thường sưng khớp gối có thể có nguyên do từ viêm túi hoạt dịch. Triệu chứng viêm túi hoạt dịch đặc biệt phổ biến là viêm bao hoạt dịch. Đây là loại viêm xảy ra ở những người hoạt động nhiều trên khớp gối của họ. Vị trí các túi hoạt dịch như viêm viêm túi hoạt dịch chân ngỗng. Túi hoạt dịch chân ngỗng nằm khoảng 5cm dưới khớp gối dọc theo bên trong của khớp gối. Thường xảy ra ở người thừa cân và phụ nữ, nhưng cũng ảnh hưởng đến vận động viên và những người khác, viêm túi hoạt dịch chân ngỗng thường gây đau tại vị trí của nó và thường tệ hơn khi gập khớp gối hoặc vào ban đêm khi ngủ .
  • Điều trị : Điều trị thường sẽ bao gồm chăm sóc tại nhà với liệu pháp “PRICE” và NSAID. Tuy nhiên, các hìtriệu chứng nghiêm trọng có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid định kỳ.

Nhiễm trùng khớp (hoặc viêm khớp nhiễm trùng )

  • Mô tả : Nhiều vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng khớp gối. Bệnh lậu, một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, có thể lây nhiễm trùng ở khớp gối, cũng như các vi khuẩn phổ biến cư trú trên da bình thường cũng có thể gây nhiễm trùng khớp cho những người suy giảm miễn dịch.
  • Triệu chứng : Nhiễm trùng khớp gối gây sưng đau khớp gối. Ngoài ra, những người bị nhiễm trùng như vậy thường phàn nàn về sốt và ớn lạnh. Nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn có thể không có sốt liên quan.
  • Điều trị : Sưng mới và đau ở khớp gối phải được đánh giá nhiễm trùng bởi bác sĩ. Điều trị thường bao gồm điều trị bằng kháng sinh chuyên sâu. Nếu tụ dịch nhiều có thể được chỉ định dẫn lưu khớp hoặc phẫu thuật.

Hội chứng bánh chè đùi và Nhuyễn sụn xương bánh chè (Chondromalacia Patella).

  • Mô tả : Hai tình trạng này thể hiện sự liên tục của các bệnh gây ra từ bất thường ở xương bánh chè.
  • Triệu chứng : Các triệu chứng thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, ở vận động viên của cả hai giới và ở người già. Trong hội chứng chè đùi, xương bánh chè cọ sát di lệch vào bên trong hoặc bên ngoài của đầu dưới xương đùi thay vì di chuyển thẳng xuống ở đường giữa. Do đó, khớp xương bánh chè ở mặt trong hoặc mặt ngoài có thể bị viêm, gây đau nặng hơn khi hoạt động hoặc ngồi lâu. Khi tình trạng tiến triển, làm mềm và sần sụn khớp ở mặt dưới của xương bánh chè xảy ra, dẫn đến nhuyễn sụn xương bánh chè.
  • Điều trị : Chăm sóc tại nhà với liệu pháp “PRICE”, NSAID và các bài tập (như nâng chân thẳng) giúp cân bằng các cơ xung quanh xương bánh chè làm việc cho hầu hết mọi người. Vật lý trị liệu để đánh giá các yếu tố có thể góp phần vào quá trình điều trị bệnh, hướng dẫn kiểm soát bao gồm tập luyện , nẹp hoặc băng xương bánh chè, hoặc hỗ trợ chỉnh hình giúp điều chỉnh cơ học chân và có thể làm giảm lực bất thường khớp gối. Các trường hợp nghiêm trọng của hội chứng chè đùi hoặc nhuyễn sụn xương bánh chè có thể được điều trị bằng phẫu thuật thông qua nhiều thủ tục.

Khớp gối Jumper

  • Mô tả : Viêm gân cơ tứ đầu ở điểm trên của xương bánh chè, nơi nguyên ủy, hoặc viêm gân của gân bánh chè hoặc ở điểm dưới của xương bánh chè, hoặc tại nơi nó bám vào xương chày (được gọi là lồi củ xương chày, phần nhô lên khoảng 5 cm dưới mặt trước khớp gối). Khớp gối Jumper được đặt tên như vậy bởi vì nó thường thấy ở những người chơi bóng rổ, người chơi bóng chuyền và những người chơi các môn thể thao nhảy khác.
  • Triệu chứng : Khớp gối Jumper gây đau cục bộ nặng hơn khi hoạt động. Nó thường đau hơn khi bạn nhảy lên so với khi hạ xuống, bởi vì nhảy khiến căng thẳng nhiều hơn trên gân khớp gối.
  • Điều trị Điều trị tại nhà với chế độ “PRICE”, cùng với thuốc chống viêm, là cơ sở điều trị để kiểm soát giai đoạn cấp tính. Đặc biệt quan trọng là nghỉ ngơi, CHƯỜM ĐÁ và thuốc NSAID, sẽ giúp ngăn chặn cơn đau và phá vỡ chu kỳ viêm. Sau khi kiểm soát cơn đau, bạn nên từ từ bắt đầu chế độ tập thể dục để tăng cường cơ tứ đầu, gân kheo, cơ hông và cơ bắp chân trước khi trở lại chơi thể thao. Ngoài ra, nẹp khóa cơ chế duỗi có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương gân.

Bệnh Osgood- Schlatter

  • Mô tả : Bệnh Osgood- Schlatter xảy ra ở vận động viên tuổi vị thành niên, nơi khớp gối lặp đi lặp lại cử động duỗi gây viêm và chấn thương lồi củ xương chày (phần nhô ra ở đỉnh cẳng chân, ngay dưới xương bánh chè).
  • Triệu chứng : Trẻ em mắc hội chứng này báo cáo đau ở lồi củ xương chày. Cơn đau này thường tồi tệ hơn khi duỗi gối. Lồi củ xương chày rất dễ chạm vào và theo thời gian bắt đầu nhô ra nhiều hơn vì viêm mãn tính kích thích lồi củ phát triển to ra.
  • Điều trị : Bệnh Osgood-Schlatter là một tình trạng tự giới hạn thường được giải quyết khi lồi củ xương chày ngừng phát triển đến hết tuổi thiếu niên (khoảng 17 tuổi ở nam và 15 tuổi ở nữ). Điều trị bao gồm trị liệu ”PRICE” và NSAID để giảm thiểu cơn đau cấp tính do hoạt động. Vật lý trị liệu để xác định các hạn chế sẽ làm giảm căng thẳng cho lồi củ xương chày và thường bao gồm tập luyện sức mạnh cơ ở hông và cơ thân mình. Trong trường hợp nghiêm trọng, nẹp khớp gối trong vài tuần có thể giúp giảm đau và ngăn chặn chu kỳ viêm.

Hội chứng dải chậu chày.

  • Mô tả : Một dây chằng dạng sợi, được gọi là dải chậu chày, kéo dài từ bên ngoài xương chậu đến bên ngoài của xương chày. Khi dải này bị co rút, nó có thể cọ sát vào phần bên ngoài phía dưới lồi cầu ngoài xương đùi.
  • Triệu chứng : Người chạy bộ cự ly xa thường bị tình trạng này. Những vận động viên này phàn nàn về đau khớp gối bên lồi cầu ngoài xương đùi. Ngay từ giai đoạn đầu, cơn đau thường sẽ kéo dài từ 10 phút đến 15 phút và được cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Điều trị : Khía cạnh quan trọng nhất của điều trị hội chứng băng xương chậu là xác định lý do tại sao nó co rút. Bác sỹ Vật Lý Trị Liệu có thể đánh giá cơ học và chỉ định các phương pháp điều trị, có thể bao gồm kéo dài dải chậu chày. Ngoài việc  kéo giãn dải chậu chày, liệu pháp “PRICE” và NSAID có thể giúp ích.

 

Ngăn ngừa đau khớp gối

Đau khớp gối có rất nhiều nguyên nhân. Nhiều triệu chứng đau rất khó để ngăn chặn, nhưng bạn có thể làm một số điều sau để giảm khả năng bị tổn thương khớp gối.

Giữ cân nặng vừa phải.

  • Giữ dáng thon gọn làm giảm các lực tác động trên khớp gối, theo một số nghiên cứu y học, các hoạt động thể thao điền kinh và đi bộ hàng ngày có khả năng làm giảm viêm xương khớp.
  • Giữ trọng lượng vừa phải cũng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương dây chằng và gân vì những lý do tương tự.

Duy trì sự dẻo dai và sức mạnh cơ vùng gối

  • Nhiều vấn đề xảy ra ở khớp gối là do cơ bị co rút hoặc mất cân bằng. Do đó, các bài tập kéo dãn và gia tăng mạnh cơ cũng giúp ngăn ngừa đau khớp gối.
  • Kéo dãn giữ cho khớp gối không quá bị co rút và hỗ trợ ngăn ngừa cả hội chứng chè đùi và hội chứng dải chậu chày.
  • Các bài tập gia tăng mạnh cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi có thể giúp ngăn ngừa chấn thương khớp gối và rất cần thiết để giảm viêm khớp và các biến chứng liên quan.

Tập luyện một cách khôn ngoan

  • Nếu bạn bị đau khớp gối mãn tính, hãy xem xét các bài tập bơi hoặc vận động trong nước. Trong nước, lực nổi hỗ trợ một phần trọng lượng của chúng ta để khớp gối không bị gánh nặng.
  • Nếu bạn không có điều kiện vào hồ bơi hoặc không thích các hoạt động dưới nước, ít nhất hãy cố gắng hạn chế các hoạt động đập mạnh và vặn mình như bóng rổ, tennis hoặc chạy bộ .
  • Bạn có thể thấy rằng khớp gối đau nhức của bạn sẽ gia tăng nếu chơi bóng rổ hoặc tennis mỗi ngày nhưng sẽ không đau nếu bạn giới hạn các môn thể thao này xuống hai lần một tuần.
  • Dù bạn làm gì, hãy tôn trọng và lắng nghe cơ thể bạn. Nếu nó đau, thay đổi những gì bạn đang làm.
  • Nếu bạn mệt mỏi, hãy cân nhắc việc dừng lại - nhiều chấn thương xảy ra khi chúng ta mệt mỏi.

Bình luận