VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN TAI BIẾN VỚI BÀI TẬP CHI DƯỚI.
Các bài tập dưới đây có thể thực hiện ở các vị thế nằm ngửa, ngồi, đứng tùy theo khả năng của người bệnh. Trước tiên phải hỏi nhà vật lý trị liệu xem bài nào phù hợp với mình nhất. Ngưng ngay bài tập nếu chúng gây đau, số lần lặp lại tùy theo sức mạnh cơ và độ bền của bạn. Các bài tập dưới đây được sắp xếp từ dễ đến khó.
DỊCH VỤ VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ - 0937782677
Dang/ áp khớp hông.
Nằm ngửa, trượt chân ra phía bên và đưa về lại.
Bài tập trượt gót.
Nằm ngửa, trượt chân yếu tịnh tiến tới mông cùng bên, gập gối của bạn và sau đó trượt xuống cho đến khi đầu gối thẳng.
Bài tập bắc cầu.
Nằm ngửa với đầu gối gập và bàn chân đặt trên mặt giường hoặc nệm, nâng chậu của bạn lên về phía trần nhà, giữ lại một khoảng thời gian tùy theo sức của mình và trở lại vị trí ban đầu.
Bài tập duỗi gối cuối tầm
Nằm ngửa, đặt một cái trục lăn dưới khớp gối (hoặc dùng một chiếc khăn cuộn lại) rồi cố gắng đá thẳng chân lên và hạ từ từ xuống.
Bài tập cho gót chân và ngón chân.
Ngồi trên ghế, nâng ngón chân lên và xuống (như hình minh họa), sau đó nâng gót lên và xuống.
Cử động khớp cổ chân.
Ngồi trên ghế, nhấc chân của bạn lên và xoay cổ chân theo một hướng khoảng 10 lần lặp đi lặp lại và sau đó xoay theo hướng ngược lại.
Ngồi duỗi gối.
Ngồi trên ghế, với đùi được nâng đỡ, từ từ duỗi gối đến thẳng chân và hạ xuống chậm trở lại.
Bài tập khụy gối chịu sức. (squats)
Đứng thẳng, chịu sức hai bên chân, từ từ gập gối như thể đang ngồi trên ghế, giữ lại một khoảng thời gian và sau đó đứng thẳng lên trở lại.
Đứng chịu sức 1 chân.
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, gập gối, nhấc chân yếu lên khỏi mặt đất, sau đó duỗi thẳng về phía trước, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
Kiểm soát cơ tam đầu đùi (hamstring).
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, gập gối, cố gắng đưa gót chân yếu hướng về phía mông, giữ lại và từ từ hạ xuống trở lại vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
Đứng dang hông.
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, dang chân yếu ra phía bên, giữ lại, và từ từ về vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
Đứng duỗi hông.
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, duỗi chân yếu ra phía sau, giữ lại, và từ từ về vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
Đứng nhón gót.
Hai chân chịu sức bằng nhau, nhón gót giữ lại, từ từ trở về vị thế ban đầu.
Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho đứa con thân yêu của mình, anh (chị) có thể liên hệ đến Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care
hoặc Hotline 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.
Tin tức liên quan:
- TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ Ở ĐÂU?
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG SỚM.
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN TAI BIẾN VỚI BÀI TẬP CHI DƯỚI.
Bình luận
Bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
- KHOA HỌC VỀ BỆNH LÝ ĐỘT QUỴ (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO)
- 12 ĐIỀU NGƯỜI THÂN NÊN BIẾT ĐỂ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ?
- ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU ĐỘT QUỴ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG SỚM.
- KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ LẦN 2
- ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU BÁN TRẬT KHỚP VAI
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ CO RÚT BÀN TAY SAU ĐỘT QUỴ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT SAU ĐỘT QUỴ
- ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NUỐT SAU ĐỘT QUỴ
- TẬP LUYỆN VÀ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ