KHOA HỌC VỀ BỆNH LÝ ĐỘT QUỴ (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO)
ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
Theo giáo sư Augustine G. DiGiovanna, giáo sư sinh lý học tại Đại học Salisbury State và là tác giả của Quan điểm Sinh lý học về Bệnh lý Đột quỵ được phát hành trên báo khoa học về y học.
Hoạt động của các tế bào thần kinh trong não luôn đòi hỏi sự cung cấp năng lượng hóa học liên tục. Các tế bào thần kinh, còn được gọi là các nơron thần kinh, có được năng lượng này bằng cách sử dụng phân tử đường glucose trong máu thông qua sự kích hoạt một loạt các phản ứng nhằm tạo ra năng lượng và các chất cần thiết cho tế bào. Hầu hết năng lượng được tạo ra từ các phản ứng từ phân tử glucose luôn đòi hỏi cần có sự tham gia của phân tử oxygen. Bộ não nhận được cả glucose và phân tử oxygen thông qua dòng máu, được bơm lên từ tim lên thông qua động mạch cảnh ở cổ, bạn có thể cảm thấy bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên cạnh cổ để cảm nhận nhịp đập này. Các nhánh của động mạch cảnh phân nhánh mang máu nuôi đến khắp nhu mô não và các khu cực lân cận.
Nếu sự cung cấp oxygen cho các tế bào não là không đủ, các tế bào thần kinh không thể sử dụng glucose cho các chức năng của tế bào. Kết quả là, chúng không có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của mình; gây nên những thương tổn và giết chết nơron của mình. Dù bằng bất kỳ nguyên nhân nào gây nên những tổn hại mô nơron thần kinh cũng đều gây nên các dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đột quỵ hay tai biến mạch máu não.
Các cơn đột quỵ cũng được gọi là tai biến mạch máu não (CVAs) vì chúng xuất phát từ những bất thường ở tim hoặc từ các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng trong nhu mô não hoặc xuất huyết trong não. Việc phân loại phân đột quỵ thành hai nhóm triệu chứng: thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và xuất huyết não. Việc phân loại này dựa vào thời gian của các dấu hiệu và triệu chứng, rất khác nhau tùy thuộc vào nơi và con đường nhu mô não bị tổn thương.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có dấu hiệu và triệu chứng biến mất trong vòng 24 giờ được gọi là cơn tấn công thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). TIA thường tái phát hiện bởi vì lượng máu chảy vào cùng vùng não sẽ giảm và cuối cùng có thể là các cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn. Nếu nhu mô não bị ảnh hưởng có dòng máu từ các nhánh động mạch khác đến nuôi, thì các dấu hiệu và triệu chứng giảm dần. Ngược lại, nếu tình trạng nhu mô não vẫn không nhận được máu nuôi dẫn đến tổn thương, lúc này sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng về đau đầu dữ dội, yếu nửa người, mất cảm giác phát triển dần dần và trầm trọng hơn theo thời gian, bệnh lý này gọi là đột quỵ.
Hầu hết các cơn đột quỵ là hậu quả của chứng xơ vữa động mạch trong các động mạch trong não hoặc các nhánh động mạch từ tim đến não. Xơ vữa động mạch gây tình trạng thành ống động mạch bị hẹp, xơ vữa, cứng, giòn và giảm đàn hồi. Hẹp thành ống động mạch làm giảm lưu lượng dòng máu đến não. Dòng máu chảy chậm còn là nguyên nhân hình thành các cục máu đông (thrombi), làm tình trạng tắc nghẽn trầm trọng hơn. Giảm sự đàn hồi thành mạch máu gây ra tình trạng dòng máu không được luân chuyển đầy đủ vì chúng không thể giãn ra gây gia tăng áp lực dòng máu lên thành mạch, làm gia tăng nguy cơ vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não. Thành động mạch yếu kèm theo áp lực lên động mạch lớn có thể dẫn đến phình động mạch, khu vực có phình mạch ban đầu rộng hơn bình thường, tạo dòng máu xoắn trong phình mạch có thể làm bong mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông gây cản trở hoặc làm tắc sự lưu thông máu dẫn đến nguy cơ nhồi máu.
Các bệnh lý về mạch vành cũng có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ, mạch vành có vai trò cung cấp máu nuôi cho cơ tim. Khi cơ tim bị suy yếu do xơ vữa động mạch cũng có thể phình ra bên ngoài (phình mạch tâm thất), dẫn đến sự hình thành cục máu đông, các cục máu đông từ tim có thể xâm nhập vào các động mạch lớn đi đến nhu mô não. Bệnh thiếu máu não cục bộ sau đó xảy ra khi khối máu đông chặn một hoặc nhiều động mạch não.
Các khiếm khuyết bẩm sinh trong mạch máu não cũng có thể dẫn đến đột quỵ (xuất huyết não). Những kiểu đột quỵ này có thể phát triển theo nhiều cách. Máu thoát ra từ động mạch có thể gây cô lập nhu mô não, cản trở các mạch máu khác đến nuôi và trực tiếp làm hỏng các tế bào não.
Hộp sọ là nơi chứa đựng và bảo vệ mô não, sự hình thành các khối máu tụ gây ra sự gia tăng áp lực trong suốt hộp sọ, dẫn đến sự tổn thương và gây chết nơ-rôn nhiều hơn. Tình trạng viêm gia tăng ở những vùng bị thương, dẫn đến tăng áp lực nội sọ, khi áp lực nội sọ tăng lên, các mạch não bị nén, gây ra thiếu máu nhiều hơn trong não. Nếu áp lực nội sọ trở nên lớn, các phần của não có thể bị đẩy ra ngoài qua các lỗ sọ, gây nên mức độ trầm trọng của bệnh.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về nguyên nhân gây đột quỵ từ Harold Adams, một giáo sư về thần kinh học tại Đại học Iowa, Hoa Kỳ.
Thuật ngữ đột quỵ bao gồm một số bệnh liên quan đến mạch máu của não. Khoảng 20 phần trăm của các cơn đột quỵ được gọi là xuất huyết não, có mang trong mình các bệnh lý về huyết áp cao, rối loạn chảy máu (bệnh ưa chảy máu) và bất thường của các mạch máu, phình động mạch, dị dạng mạch máu…
80 phần trăm còn lại là do nhồi máu não. Trong trường hợp này, mạch máu bị tắc nghẽn gây nên tình trạng máu không thể đến được một vùng não, khu vực nhu mô não không nhận đủ máu sẽ bị tổn thương hoặc chết vì thiếu oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nhồi máu não khá giống với nhồi máu cơ tim, hoặc đau tim, nguyên nhân phổ biến nhất của nhồi máu não là xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, một số bệnh khác - bao gồm bệnh tim, sản sinh cục máu di chuyển đến não (tắc mạch), các bệnh khác của mạch máu và rối loạn máu làm tăng đông máu - cũng có thể dẫn đến nhồi máu não.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bị đột quỵ?
Bộ não là một chiếc máy tính tinh vi nhất từng được tạo ra. Cũng như một máy tính có thể bị mất một phần của chương trình do một chip bị lỗi hoặc mạch dẫn có vấn đề, não cũng có thể mất chức năng từ những tổn hại gây ra từ cơn đột quỵ như yếu liệt nửa người, mất hoặc giảm cảm giác, không kiểm soát được tiêu tiểu, mất ngôn ngữ, nói ngọng, mất thị giác, mất thăng bằng và thậm chí là ý thức, nguy hiểm hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về bệnh qua:
Facebook Page: Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Best Care
Hotline: 093 77 826 77 (Zalo, Skype).
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ BỆNH ĐỘT QUỴ (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO)
VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG SỚM
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ - LỢI ÍCH LỚN CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN TAI BIẾN VỚI BÀI TẬP CHI DƯỚI
Bình luận
Bài viết liên quan
- PHÌNH MẠCH MÁU NÃO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
- TẬP LUYỆN VÀ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ CO RÚT BÀN TAY SAU ĐỘT QUỴ
- ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU BÁN TRẬT KHỚP VAI
- KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ LẦN 2
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT SAU ĐỘT QUỴ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG SỚM.
- ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NUỐT SAU ĐỘT QUỴ
- ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU ĐỘT QUỴ
- 12 ĐIỀU NGƯỜI THÂN NÊN BIẾT ĐỂ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ?