BỆNH LÝ THOÁI HÓA CỘT SỐNG NGUYÊN NHÂN TỪ BỀ MẶT KHỚP
Cấu trúc xương đốt sống là một thể thống nhất và hoạt động rất linh hoạt để giữ được tư thế tốt cho cơ thể cũng như giúp tải lực và hấp thụ lực tác động trong các hoạt động hàng ngày như chạy, nhảy, khiêng vác, chơi thể thao… Nhìn chung, cử động của các xương đốt sống bao gồm các thành phần sau:
- Thân đốt sống là thành phần chính chịu đựng sức nặng của cơ thể, thân đốt sống là một khối trụ có các đĩa đệm xếp xen kẽ nhau.
- Bề mặt khớp có các mấu khớp trên và mấu khớp dưới khớp với các đốt sống kế cận để tạo cấu trúc vững chắc.
- Đĩa gian các đốt sống cấu tạo như là những miếng đệm giữa các thân đốt sống nhằm hấp thụ lực và tải lực đều ra các bề mặt xung quanh.
3 cấu trúc trên hoạt động phối hợp với nhau, cho phép cử động có nhịp điệu khi di chuyển như đi bộ, chạy, bơi lội, chơi thể thao và các hoạt động thường xuyên khác. Thêm vào đó, cấu trúc xương cột sống còn làm nhiệm vụ quan trọng khác nữa là bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh đi ra từ các khoanh tủy.
Các khớp bề mặt và sự linh hoạt
Để ngăn chặn chuyển động quá mức, xoắn vặn quá mức, các phần của cột sống được ổn định bởi một số cấu trúc như dây chằng, bao khớp để vẫn đảm bảo được tính linh hoạt cần thiết trong các hoạt động thường ngày.
Các khớp bề mặt được tìm thấy ở mọi đốt sống (ngoại trừ ở đốt chẩm đội) và mỗi khớp cung cấp khoảng 20% độ xoắn ở cột sống cổ cổ và thắt lưng. Các đốt sống ngực thường ít di động hơn và cho phép cử động gập/duỗi, nghiêng bên và rất ít cử động xoay sang 2 bên.
Ở các đốt sống thắt lưng, cử động gập, duỗi của mỗi đốt sống ở khoảng 12 độ và nghiêng bên khoảng 5 độ. ử động xoay chỉ khoảng 2 độ cho mỗi đốt, cử động xoay hay xoắn vặn quá mức có thể dẫn đến tổn thương tủy sống và các rễ dây thần kinh.
Ở mỗi mức độ của xương đốt sống tủy sống, Liên quan đến mặt phẳng tạo bởi thân đốt sống và bề mặt khớp, góc của chúng khác nhau từ song song đến thẳng góc. Mỗi khớp bề mặt có góc khác nhau để ngăn ngừa các cử động thái quá, đặc biệt là cử động xoay để ngăn cản đốt sống trượt phía trước.
Mấu khớp trên và mấu khớp dưới trong mỗi xương đốt sống sẽ khớp với đốt sống trên và dưới, các khớp bề mặt sẽ trượt trên nhau và cả hai mặt trượt thường được phủ bởi một lớp sụn, tạo một lực ma sát rất thấp. Một túi nhỏ một túi hoạt dịch bao quanh mỗi khớp bề mặt và cung cấp một chất bôi trơn cho khớp. Mỗi túi hoạt dịch có một lượng lớn các sợi thần kinh nhỏ cung cấp một cảnh báo khi bị kích thích.
Các đĩa gian đốt sống cũng là một loại khớp ở cột sống, và được cấu tạo bằng các sợi linh hoạt xếp với nhau tạo thành một dải tròn, tạo nên phần bên ngoài của đĩa đệm bảo vệ phần nhân bên trong. Loại khớp này có thể cử động gập duỗi và xoay một chút nhưng không trượt như hầu hết các khớp cơ thể.
Khớp bề mặt và bệnh lý đau lưng
Các khớp bề mặt hầu như có cử động không thay đổi với xương đốt sống và thường dễ bị mòn hoặc trở nên thoái hóa ở nhiều bệnh nhân. Khi các khớp bề mặt trở nên mòn, sụn có thể trở nên mỏng hơn hoặc mất đi và có thể ma sát với phần xương còn lại làm gia tăng sự sần sùi, gồ ghề trên bề mặt khớp.
Sau đó khớp sẽ có sự thay đổi cấu trúc ( thoái hóa cột sống), hoặc viêm khớp mãn tính, có thể gây ra đau lưng đáng kể khi chuyển động. Tình trạng này cũng có thể được gọi là "bệnh khớp bề mặt" hoặc "hội chứng các khớp bề mặt."
Các phản xạ bảo vệ phát sinh khi các bề mặt khớp bị viêm nên các cơ xung quanh có tình trạng co thắt. Do đó khi các khớp mặt bị viêm gây ra tư thế khom của lưng (tư thế giảm đau), cùng với sự co thắt cơ mạnh mẽ. Nên việc điều chỉnh lại độ cong phụ thuộc vào mức độ đàn hồi của các cơ bị ngắn. chứ không phải sắp xếp lại cấu trúc của xương.
Các triệu chứng chung với các vấn đề về đau do bề mặt khớp.
Khi chứng viêm khớp bề mặt ở cột sống thắt lưng hoặc cổ ở tình trạng cấp, các triệu chứng có thể rất giống với những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm , bệnh lý nhiễm trùng, gãy xương đốt sống, hay tổn thương mô mềm vùng cột sống.
Các triệu chứng có thể bao gồm những điều sau đây:
- Các đợt cấp tính của đau khớp bề mặt vùng thắt lưng và cổ thường không liên tục, thường không thể đoán trước, và xảy ra vài lần mỗi tháng hoặc mỗi năm.
- Hầu hết các bệnh nhân sẽ có một điểm đau dai dẳng trên các khớp bề mặt bị viêm và có tình trạng co thắt của các cơ xung quanh.
- Thông thường, sẽ có nhiều khó chịu hơn trong khi duỗi cột sống về phía sau hơn là gập cột sống về phía trước.
- Đau lưng từ khớp bề mặt thường lan xuống mông và xuống phía mặt sau đùi. Đau ít khi hiện diện ở mặt trước đùi, hoặc hiếm khi lan ra dưới đầu gối hay bàn chân như đau lan do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Tương tự, các vấn đề về khớp bề mặt ở cột sống cổ có thể gây đau tại chỗ hoặc lan xuống vai và lưng trên, và hiếm khi tỏa ra ở phía trước hoặc dưới cánh tay hoặc vào các ngón tay như là triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Trong trường hợp tổn thương bề mặt khớp từ thắt lưng, việc đi đứng có thể hạn chế một phần nhưng ở vị thế ngồi hay lái xe, các triệu chứng lại trở nên rõ ràng hơn. Khi sự đau đớn ở mức độ đỉnh điểm, sự co thắt của các cơ xung quanh trở nên liên tục đến nỗi nó làm cơ dễ bị mệt mỏi hơn và lại tạo sự co thắt nhiều hơn và rộng hơn, và tạo thành một chu kỳ lẩn quẩn.
Chẩn đoán các vấn đề về đau do khớp bề mặt
Khi những cơn đau gần như không thể đoán trước xảy ra liên tục, thậm chí là hàng tháng hoặc hơn, chụp x-quang trước sau, X-quang phía bên, hay chếch thường được chỉ định vì thường thì những thay đổi về bề mặt khớp bất thường có thể được nhìn thấy trên phim x-quang. Tuy nhiên, CT scan có thể thu được nhiều thông tin hơn về không chỉ các khớp mặt, mà cả các cấu trúc khác của phân đoạn cột sống.
Chụp MRI không hữu ích cho việc chẩn đoán vấn đề về xương đốt sống này, nhưng rất hữu ích để xem có bệnh lý đĩa đệm hay các vấn đề từ mô mềm khác không.
Bình luận
Bài viết liên quan
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU VIÊM KHỚP ĐỐT SỐNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐAU CỘT SỐT LƯNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU THOÁI HOÁ CỘT SỐNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỐI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU VẸO CỘT SỐNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU GÃY CỘT SỐNG DO ĐÈ NÉN
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
- VẸO CỘT SỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐAU VÙNG CỘT SÔNG CỔ
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU LOÃNG XƯƠNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẬT GÙ LƯNG
- VẬT LÝ TRỊ LIỆU HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY