MỐC PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 7 THÁNG TUỔI

Một số cột mốc phát triển nào bé nên đạt được 7 tháng tuổi?

mốc phát triển vận động 7 tháng

Từ bốn đến bảy tháng tuổi, những thay đổi quan trọng nhất diễn ra trong con của bạn. Đây là khoảng thời gian khi bé học cách phối hợp khả năng nhận thức mới của anh ta (sử dụng các giác quan như thị giác, xúc giác và thính giác) và khả năng vận động của anh ta để phát triển các kỹ năng như nắm bắt, lăn lật (lẫy), ngồi dậy, và thậm chí giai đoạn này bé có thể bò.

Dưới đây là một số mốc quan trọng khác để tìm kiếm.

Cột mốc phát triển vận động

  • Lăn lật cả hai hướng (từ ngửa sang sấp và ngược lại từ sấp sang ngửa).
  • Tự ngồi dậy và chịu sức trên 2 tay khi ngồi,  sau đó có thể ngồi tự do mà không cần chịu sức trên 2 tay.
  • Có thể chịu sức toàn bộ trọng lượng cơ thể bé trên chân của mình
  • Chuyển vật, đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  • Sử dụng tay nắm bắt được nhiều vật cùng một lúc.

Mốc phát triển thị giác

  • Bé có thể nhìn được tất cả các màu sắc
  • Tầm nhìn từ xa phát triển
  • Khả năng theo dõi các vật, đồ chơi di chuyển được cải thiện

Mốc quan trọng về ngôn ngữ

  • Phản hồi với tên của bé
  • Bắt đầu đáp ứng lại những điều bé không thích.
  • Biết phân biệt cảm xúc người  khác theo giọng điệu.
  • Phản hồi lại các âm thanh bằng cách tự tạo ra âm thanh
  • Sử dụng giọng nói để thể hiện niềm vui và sự không hài lòng
  • Biết bập bẹ một chuỗi các từ phụ âm

Mốc phát triển nhận thức

  • Biết tìm các vật bị ẩn giấu một phần
  • Hay đưa vật cầm nắm được ở  tay vào miệng
  • Cố gắng để có được các vật nằm ngoài tầm với

Các mốc quan trọng về xã hội và tình cảm

  • Thích các trò chơi xã hội
  • Quan tâm đến hình ảnh phản chiếu qua gương
  • Đáp ứng lại những cảm xúc của người khác

 

Theo dõi chậm phát triển vận động

Bởi vì mỗi em bé phát triển theo cách riêng của mình, không thể nói chính xác khi nào và như thế nào con bạn sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Các cột mốc phát triển được liệt kê trong danh sách này sẽ cung cấp cho bạn một ý niệm chung về những thay đổi bạn có thể mong đợi. Thông báo cho Bác Sỹ Vật Lý Trị Liệu hoặc Bác Sỹ Nhi khoa của bạn, nếu con bạn hiển thị bất kỳ dấu hiệu nào về sự chậm phát triển có thể xảy ra cho độ tuổi này.

  • Cơ gồng cứng, với cơ bị co rút
  • Bé luôn mềm nhũng.
  • Đầu vẫn chưa  kiểm soát được  khi cơ thể được kéo lên từ vị thế nằm ngửa đến vị thế ngồi
  • Luôn luôn với lấy vật một tay thuận.
  • Từ chối không thích ôm ấp hay vuốt ve.
  • Không có tình cảm cho người chăm sóc bé.
  • Không có vẻ thích thú khi ở xung quanh mọi người
  • Một hoặc cả hai trong đen mắt thường xuyên nhìn vào phía trong hoặc ra ngoài tròng trắng.
  • Mệt mỏi liên tục, hay chảy nước  mắt, hoặc nhạy cảm với  ánh sáng
  • Không  đáp ứng với các âm thanh xung quanh.
  • Có khó khăn trong việc đưa đồ vật vào miệng.
  • Không quay đầu về vị trí phát ra âm thanh ở tháng thứ 4.
  • Không lăn lật (lẫy) qua đều hai hướng (nằm ngửa sang sấp, sấp sang ngửa) ở tháng thứ 5.
  • Không  cười tự phát ở tháng thứ  5.
  • Không thể ngồi với sự trợ giúp ở tháng thứ 6.
  • Không cười hoặc không phát ra âm thanh” ê a” ở tháng thứ 6.
  • Không với tay lấy vật từ tháng thứ  6 đến thứ 7.
  • Không theo dõi các vật ở khoảng cách gần (30 cm) và xa (180 cm) trong tháng thứ 7
  • Không chịu sức được trọng lượng cơ thể trên hai chân ở tháng thứ 7
  • Không nói bi bô ở tháng thứ  8
  • Không có sự quan tâm đến  trò chơi “ú…òa” ở tháng thứ 8.
    Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn, hãy nói với Bác Sỹ chúng tôi để mang lại những đều tốt nhất cho con của mình.
    Hotline : 0937782677 (Zalo, Viber).
    Facebook Page: Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care.
    Mail: Bestcare.vltl@gmal.com
    .

Bình luận