MỐC PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 3 THÁNG TUỔI

Một số cột mốc phát triển nào bé nên đạt được khi 3 tháng tuổi?

Khi bé được ba tháng tuổi, bé sẽ có một sự thay đổi mạnh mẽ từ một đứa trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ đến một đứa trẻ năng động hơn và đáp ứng, tương tác với môi trường xung quanh nhiều hơn.  Dưới đây là một số mốc quan trọng khác để tìm kiếm.

Cột mốc vận động:

  • Nâng đầu và ngực khi nằm  sấp
  • Chịu sức được phần trên cùng với cánh tay khi nằm sấp.
  • Chân duỗi thẳng  và hay đạp theo các hướng  khi nằm ngửa hoặc nằm sấp.
  • Bàn tay có thể xòe ra hoặc  nắm cú.
  • Đạp chân thẳng xuống khi bàn chân được đặt trên một bề mặt vững chắc
  • Đưa  tay vào miệng
  • Cầm nắm được khi thấy những vật lủng lẳng bằng tay

 

Các mốc thị giác và thính giác

  • Thích nhìn hình mặt người một cách chăm chú
  • Theo sát các vật di chuyển
  • Nhận thức được các đồ vật quen thuộc  và người quen từ xa
  • Bắt đầu bằng tay và mắt phối hợp với nhau.
  • Mỉm cười theo tiếng nói của ba mẹ hoặc người quen.
  • Bắt đầu phát ra tiếng ê a, bi bô
  • Quay về hướng phát ra âm thanh

Các mốc quan trọng về xã hội và cảm xúc

  • Bắt đầu phát triển  nụ cười xã giao với người thân.
  • Thích chơi với người khác và có thể khóc khi ngừng trò chơi
  • Trở nên giao tiếp và biểu cảm hơn ở mặt và cơ thể
  • Bắt chước một số cảm xúc trên nét mặt

Theo dõi chậm phát triển vận động 

Mặc dù mỗi em bé phát triển theo cách riêng của mình và theo tỷ lệ của riêng mình, việc không đạt được một số mốc quan trọng có thể dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ hoặc phát triển đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây ở trẻ ở tháng tuổi này, hãy thảo luận với bác sĩ Vật lý trị liệu.

  • Không có vẻ đáp ứng với âm thanh to.
  • Không chú ý đến đôi bàn tay của mình ở tháng thứ hai.
  • Không mỉm cười với tiếng nói của người thân lúc hai tháng.
  • Không đi nhìn theo  vật di chuyển bằng đôi mắt của mình trong khoảng  từ hai đến ba tháng.
  • Không nắm bắt và giữ đồ vật ở tháng thứ  ba.
  • Không cười với mọi người trước ba tháng.
  • Không thể kiểm soát đầu tốt khi nằm sấp  ở tháng thứ ba.
  • Không  với tay và nắm đồ chơi ở tháng thứ ba đến thứ tư.
  • Không lảm nhảm ở tháng thứ ba đến thứ tư.
  • Không đưa đồ vật vào miệng của bé ở tháng thứ tư.
  • Không đạp chân xuống  khi bàn chân của bé được đặt trên một bề mặt vững chắc ở tháng thứ tư.
  • Có vấn đề về di chuyển một hoặc cả hai mắt theo các hướng khác nhau.
  • Không chú ý đến khuôn mặt mới, hoặc có vẻ như rất sợ hãi bởi khuôn mặt mới hoặc môi trường xung quanh.
  • Vẫn có phản xạ trương lực cổ cổ từ ở tháng thứ 4 đến 5.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn, hãy nói với Bác Sỹ chúng tôi để mang lại những đều tốt nhất cho con của mình.
    Hotline : 0937782677 (Zalo, Viber).
    Facebook Page: Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care.
    Mail: Bestcare.vltl@gmal.com
    .

Bình luận