ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU ĐỘT QUỴ

Đột quỵ (Stroke-khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ) là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong ở Việt Nam, và là nguyên nhân nghiêm trọng hàng đầu gây tàn tật lâu dài ở người lớn. Đột quỵ có thể xảy ra cho bất cứ ai vào bất cứ thời gian nào không phân biệt chủng tộc, giới tính, hay thậm chí có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khoảng hai phần ba số người bị chứng đột quỵ có độ tuổi trên 65. Gần 200.000 người ở Việt Nam bị đột quỵ mỗi năm. Các nhà vật lý trị liệu cung cấp phương pháp điều trị cho những người đã trải qua cơn đột quỵ để khôi phục lại khả năng độc lập di chuyển và sinh hoạt hàng ngày, giảm tình trạng khuyết tật và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn hay người thân có 1 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây, hãy gọi ngay dịch vụ y tế khẩn cấp để bảo toàn tính mạng của bản thân trước cơn đột quỵ.

  • Cảm giác tê bì hoặc yếu đột ngột của mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một nửa bên của cơ thể.
  • Khó khăn khi nói hay phát biểu; lời nói không tròn trịa, rõ ràng; không làm chủ được ý thức.
  • Hoa mắt, chóng mặt ở một hoặc hai bên.
  • Khó khăn khi đi lại; dáng đi khập khiễng, mất thăng bằng hoặc điều hợp.
  • Đột ngột đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân.

Nếu bạn nghĩ mình hay người thân có thể bị đột qụy

Hãy nhớ chữ FAST ! Điều trị khẩn cấp bằng thuốc chống đông máu được có thể giúp làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ các vấn đề về đột quỵ, nhưng phải được đưa ra trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng bắt đầu. Nhận thức được các triệu chứng có thể dễ dàng bằng cách nhớ từ FAST:

Face = Mặt. Yêu cầu bệnh nhân mỉm cười . Quan sát khuôn mặt xem có cân xứng 2 bên không? 
Arm = Cánh tay. Yêu cầu người nâng cả hai cánh tay . Có một cánh tay rớt xuống không? hoặc có thể nâng nổi cánh tay lên không? 
Speech = Lời nói. Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản . Liệu giọng nói có bị xáo trộn hay kỳ lạ không? 
Time = Thời gian. Nếu bạn quan sát bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, hãy gọi cấp cứu và ghi lại thời gian bạn nghĩ cơn đột quỵ bắt đầu.

Nghiên cứu cho thấy những người bị đột quỵ đến bệnh viện bằng xe cứu thương được điều trị nhanh hơn những người đến bằng phương tiện riêng của họ.


 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (stroke, cerebral vascular accident (CAV)) là một thuật ngữ được sử dụng khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn (65% của tất cả các cơn đột quỵ) hoặc mạch máu bị vỡ. Nếu lưu lượng máu ngừng hoặc thay đổi, một phần của nhu mô não không nhận đủ oxy. Hàng triệu tế bào não chết mỗi phút trong cơn đột quỵ, làm tăng nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn, tàn tật, hoặc thậm chí tử vong.

  • Một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ- ischemic stroke , loại phổ biến nhất xảy ra khi một mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu não); nguyên nhân thường gặp của tắc nghẽn là cục máu đông hoặc những mảng xơ vữa từ những phân tử Cholesterol (do xơ cứng động mạch) lưu thông trong các mạch máu và trôi nổi đến các mạch máu trên não.
  • Một cơn đột quỵ xuất huyết não- hemorrhagic stroke  xảy ra khi một mạch máu bị dị dạng hay độ đàn hồi thành mạch kém, dẫn đến mạch máu rò rỉ hoặc bị vỡ làm ảnh hưởng đến sự thiếu oxy và dưỡng chất đến vùng của nhu mô não đích. 
    nhồi máu não


 

Đột quỵ thiếu máu cục bộ- Nhồi máu não.

 

xuất huyết não


 

Xuất huyết não

 

Dấu hiệu và Triệu chứng

Nếu bạn bị đột quỵ, bạn có thể:

  • Có cảm giác tê bì hoặc cử động yếu của vùng mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên cơ thể.
  • Hãy nhầm lẫn về vị trí của bạn hoặc bạn đang làm gì?
  • Có khó khăn khi nói hoặc hiểu người khác nói gì.
  • Gặp khó khăn trong việc nhìn một hoặc cả hai mắt, hoa mắt.
  • Có khó khăn khi di chuyển hay đi lại, chóng mặt, hoặc mất thăng bằng, điều hợp cử động
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội.

Một số người trải qua một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), một "đột quỵ nhẹ" gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ, nhưng không có tổn thương vĩnh viễn bởi vì lượng máu thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn. Nhận biết và tìm kiếm điều trị cho những cơ thiếu máu não thoáng qua-TIAs có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện một cơn đột qụy nghiêm trọng.

Đột quỵ có thể gây ra một loạt các vấn đề dài hạn, chẳng hạn như:

  • Không thể hoặc khó di chuyển một bên của cơ thể (hemiparesis hoặc liệt nửa người).
  • Cử động hạn chế hoặc cứng ở khớp vai, khuỷu, hông, gối, cổ chân… (do tình trạng co cứng).
  • Vấn đề về thăng bằng.
  • Yếu một bên của cơ thể.
  • Tê bì, khó chịu, cảm giác dị cảm như kiến bò, châm chích…
  • Mất hoặc giảm cảm giác.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
  • Mất hay giảm trí nhớ.
  • Diễn đạt chậm hoặc nói lắp.
  • Khó nhớ các từ. 

Đột quỵ được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế khẩn cấp sẽ đánh giá đột quỵ dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng. Đột quỵ thường được khẳng định bằng cách kiểm tra bệnh nhân, sử dụng các xét nghiệm lâm sàng và chụp hình não, thường là chụp CT hoặc MRI. Kể từ khi nghiên cứu đã chứng minh rằng điều trị sớm có thể làm giảm tác động của đột quỵ và cứu mạng sống của bệnh nhân, những can thiệp của bác sỹ được thực hiện ngay đối với những người nghi ngờ bị đột quỵ đến bệnh viện, chứ không phải là chờ ở phòng cấp cứu. Các bác sĩ có thể sử dụng một hệ thống phân loại, gọi là TOAST, để xác định loại đột quỵ, để cuộc điều trị có thể bắt đầu nhanh chóng. 

Một Bác sỹ Vật lý trị liệu có thể giúp được như thế nào?

Các nhà vật lý trị liệu là một phần của nhóm phục hồi đột quỵ. Phục hồi chức năng bắt đầu rất sớm sau đột quỵ; mục tiêu chính của bác sĩ vật lý trị liệu là giúp bạn trở lại với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại nhà, tại nơi làm việc và trong cộng đồng của bạn.

Sau khi kiểm tra bạn và đánh giá tình trạng của bạn, nhà vật lý trị liệu sẽ phát triển một chương trình tập luyện cá nhân để giúp bạn đạt được chất lượng cuộc sống tốt nhất. Chương trình tập sẽ tập trung vào khả năng di chuyển của bạn, những cơn đau nào bạn có thể có, và cách để ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra sau đột quỵ (bán trật khớp vai, tư thế xấu, nguy cơ té ngã…).

Một trong những điều đầu tiên mà nhà vật lý trị liệu sẽ dạy cho bệnh nhân là làm thế nào để di chuyển an toàn từ giường đến ghế, và thực hiện các bài tập trên giường. Khi bệnh nhân trở nên di động hơn, bác sĩ vật lý trị liệu của bạn sẽ dạy bạn tăng cường các bài tập và các hoạt động chức năng.

Sau đó, nhà  vật lý trị liệu sẽ:

  • Giúp bệnh nhân cải thiện sự thăng bằng và bước đi.
  • Di chuyển với xe lăn nếu cần thiết.
  • Cung cấp hướng dẫn cho gia đình và người chăm sóc của bệnh nhân cách di chuyển, chăm sóc an toàn và tốt nhất.
  • Hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị có thể giúp bạn di chuyển khi cơn đột quỵ làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đi bộ, hoặc giữ thăng bằng của bệnh nhân: dụng cụ chỉnh hình, gậy, khung tập đi, xe lăn, và thậm chí cả robot.

Phác đồ điều trị cho cơn đột quỵ khác nhau. Việc điều trị đặc biệt của bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào kết quả đánh giá của nhà vật lý trị liệu và về thời gian đột quỵ. Hồi phục sau đột quỵ phụ thuộc vào mức độ và vị trí của nhu mô não bị tổn thương. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại các kỹ năng chức năng để cho phép bạn tham gia vào các hoạt động cụ thể trong cuộc sống của bạn.

Làm thế nào để sử dụng lại bàn tay, cách đi bộ, và làm thế nào để thực hiện các hoạt động hàng ngày

Chuyên gia vật lý trị liệu của bạn sẽ thiết kế các bài tập và củng cố chương trình dựa trên những công việc mà bệnh nhân cần làm hàng ngày, lựa chọn từ nhiều cách điều trị khác nhau. Các nhà nghiên cứu về vật lý trị liệu đang đi đầu trong việc đổi mới nhiều kỹ thuật này:

  • Liệu pháp vận động do hạn chế (CIMT). CIMT được sử dụng để củng cố cánh tay bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ dùng gậy để hỗ trợ hoặc một cái gậy trên cánh tay mạnh để giữ cho bạn không sử dụng nó hoàn toàn. Khó khăn này "buộc" bạn sử dụng cánh tay hoặc bàn tay bị ảnh hưởng bởi đột quỵ để thực hiện các công việc hàng ngày, giúp xây dựng sức mạnh cơ và sự kiểm soát của bạn
  • Kích hoạt điện trị liệu (FES). Điều trị này sẽ giúp bệnh nhân kích thích các cơ đích nếu chúng rất yếu hoặc chưa có dẫn truyền. Ví dụ, chuyên gia vật lý trị liệu có thể sử dụng FES để điều trị khi khớp vai bị đau.
  • Tư thế tốt. Tư thế thích hợp giúp giảm bất kỳ chứng đau cơ, co cứng, không cân xứng hai bên có thể là hậu quả của đột quỵ. Liệu pháp vật lý trị liệu  sẽ dạy bạn cách di chuyển một cách an toàn từ ngồi tới vị trí đứng, và cách tự bảo vệ mình khi ngồi hoặc nằm, sử dụng gối chêm, gậy và các dụng cụ trợ giúp khác.
  • Thực tế ảo và các trò chơi điện tử tương tác có thể được sử dụng để cung cấp những trải nghiệm tương tự như cuộc sống thực. Sử dụng bàn phím và chuột, găng tay có dây đặc biệt, hoặc cảm biến trên cơ thể bệnh nhân, bệnh nhân có thể thực hành các công việc hàng ngày vì chuyên gia trị liệu của bạn giúp bạn "liên kết lại" các nơron thần kinh. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể dạy bệnh nhân làm thế nào để tiếp tục các hoạt động này ở nhà.

Nhu cầu của bệnh nhân sẽ thay đổi theo thời gian, và nhà vật lý trị liệu có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp thủy trị liệu, robot, hoặc các thiết bị hỗ trợ để giúp bệnh nhân phục hồi. Ngay cả sau khi phục hồi chức năng, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tiếp tục gặp bệnh nhân khi cần thiết để đánh giá tiến triển của bạn, cập nhật chương trình tập luyện, giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề khác và thúc đẩy lối sống lành mạnh nhất có thể.

 

Có thể phòng ngừa được những tổn thương gây ra bởi bệnh đột quỵ không?

Hiệp hội Đột quỵ American Hoa Kỳ đã ước tính có thể ngăn ngừa được 80% cơn đột quỵ. Một số yếu tố nguy cơ cho đột quỵ có thể không thay đổi - chẳng hạn như tiền sử gia đình, tuổi, giới tính, chủng tộc (tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao hơn đối với người Mỹ gốc Phi, thậm chí ở độ tuổi trẻ hơn), hay đã có cơn đau tim hoặc đột quỵ trước đó rồi. Nhiều nguyên nhân gây đột quỵ  có thể được giảm thiểu nguy cơ do thay đổi lối sống:

  • Liên lạc với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bạn bị cao huyết áp và uống thuốc theo đúng quy định. Huyết áp cao (cao huyết áp) nguyên nhân chính gây ra khoảng một nửa số cơn đột quỵ.
  • Nếu bạn là người hút thuốc lá, tham gia một chương trình để bỏ thuốc lá. CDC (xem liên kết bên dưới) cung cấp các nguồn lực để bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát lượng cholesterol bằng cách làm theo tuân theo quá trình điều trị của Bác sỹ nếu đã mắc.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách làm theo các chỉ dẫn Bác sỹ và dùng thuốc theo toa, thay đổi chế độ ăn lành mạnh.
  • Nên được điều trị nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh về động mạch cảnh.
  • Tham gia hoạt động thể chất hàng ngày cho sức khoẻ nói chung và giảm béo phì. Bác sỹ vật lý trị liệu của bạn là một chuyên gia trong việc thiết kế một kế hoạch hoạt động sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ đặc biệt cho bạn.
  • Giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn. 

 

 

Đọc thêm

Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Best Care tin rằng người tiêu dùng nên có quyền tiếp cận với thông tin để có thể giúp họ đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khoẻ và chuẩn bị cho họ đến thăm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của họ.

Các bài viết và trang web sau đây (tiếng Anh) cung cấp một số bằng chứng khoa học tốt nhất liên quan đến điều trị vật lý trị liệu của các cá nhân bị đột quỵ. Các bài viết báo cáo nghiên cứu gần đây và cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tiêu chuẩn thực hành cả ở Hoa Kỳ và quốc tế.

Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Stroke. Accessed September 28, 2015.

National Stroke Association. Myths vs facts. Accessed September 28, 2015.

National Stroke Association. Stroke treatment. Accessed September 28, 2015.

American Stroke Association; American Heart Association. Impacts of stroke (stroke statistics). Accessed September 28, 2015.

Mayo Clinic. Stroke rehabilitation: what to expect as you recover.  Accessed September 28, 2015.

National Institute of Health; National Institute of Neurological Rehabilitation. Post-stroke rehabilitation. Accessed September 28, 2015.

National Institute of Neurological Disorders and Stroke. Stroke rehabilitation information.  Accessed September 28, 2015.

American Stroke Association; American Heart Association. Stroke treatment. Accessed September 28, 2015.

American Stroke Association; American Heart Association. Spot a stroke. Stroke warning signs and symptoms. Accessed December 7, 2015.

Centers for Disease Control and Prevention. I'm ready to quit! Smoking cessation programs. Accessed December 7, 2015.

Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho người thân yêu của mình, anh (chị) có thể liên hệ đến  Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care

hoặc nói với chúng tôi qua 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.
Tin tức liên quan:
- TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ Ở ĐÂU?

VẬT LÝ TRỊ LIỆU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG SỚM.

- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN TAI BIẾN VỚI BÀI TẬP CHI DƯỚI.

- VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI NHÀ SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

 

 

Bình luận